Hướng dẫn chi tiết cách xả tuyết ngăn đá tủ lạnh đơn giản

3 Meo Hay Giup Tu Lanh Nha Ban Han Che Dong Tuyet 13

Bạn đang sử dụng tủ đông, tủ bảo quản hay tủ mini đây là dòng tủ khi hoạt động một thời gian dài sẽ xuất hiện tuyết bám ở dàn lạnh ngàng càng nhiều chiếm hiết không gian để đồ bên trong tủ, lúc này bạn cẩn phải xả tuyết ngăn đá tủ lạnh nhà mình.

Qua 1 thời gian sử dụng mà không được lau chùi, bạn sẽ thấy có 1 lớp băng bám vào bề mặt ngăn đá tủ lạnh nhà bạn. Lớp băng này không thu hẹp diện tích chứa đồ của tủ lạnh mà còn làm giảm công suất tủ lạnh đồng thời tiêu hao điện năng tiêu dùng. Vậy làm thế nào để giải quyết tình trạng này? Bài viết này của Hitachi Center Hà Nội sẽ cung cấp cho bạn các bước xả đông tủ lạnh nhanh và hiệu quả nhất

Dong Tuyet 730x430

Các bước để xả tuyết tủ lạnh đúng cách

+ Rút điện nguồn cấp cho tủ ra
+ Bỏ hết đồ ăn, các vật dụng bên trong tủ ra
+ Làm tan tuyết bám ở dàn lạnh bằng quạt, bằng nước sôi, bằng máy sấy tóc
+ Dùng khăn thấm nước ẩm đặt vào vùng bị đóng tuyết. …
+ Làm sạch tủ. …
+ Trước khi cắm điện lại hãy nhớ lau thật khô bề mặt tủ ở trong và ngoài.

Chú ý: Không được dùng dao kéo, vật nhọn chọc chỗ tuyết bám. Đây là việc rất nguy hiểm và thường làm thủng dàn lạnh của tủ dẫn đến tủ lạnh nhà bạn không còn làm được đá.

Tại sao cần phải xả tuyết tủ đông, tủ mini

Có thể bạn không biết rằng tủ đông bị đóng tuyết có lớp tuyết dày không chỉ làm tốn diện tích bên trong tủ gây lãng phí điện năng nếu không khắc phục sớm.

Lý do là khi tủ bị đóng tuyết sẽ làm cản trở sự lưu thông của hơi lạnh, không thổi ra ngoài được để làm đông thực phẩm. Chính vì vậy, mặc dù tủ đã hoạt đông hết công suất nhưng ngăn tủ lại không có đủ hơi lạnh để làm đống thực phẩm đến đúng nhiệt độ yêu cầu.

Khi sử dụng tủ đông hay tủ mini lâu ngày tuyết sẽ càng ngày càng nhiều dẫn đến không gian để đồ bên trong tủ sẽ bị hẹm đi để tủ lạnh có nhiều không gian để đồ bạn cần phải xả tuyết.

Meo Ra Dong Tu Lanh

Các bước rã đông tủ lạnh đúng cách, an toàn và hiệu quả

Bước 1: Tắt ngăn đông

Tắt ngăn đông để đỡ tiêu hao điện trong quá trình xả tuyết. Thực phẩm lạnh khi để chung với nhau trong môi trường cách nhiệt vẫn giữ được lạnh.

Meo Ra Dong Tu Lanh 2

Bước 2: Lấy các thứ trong ngăn đông ra

Lấy hết thực phẩm trữ trong ngăn đông ra. Để thực phẩm khỏi bị rã đông, bạn hãy bọc trong khăn và bỏ vào túi giữ lạnh hoặc thùng cách nhiệt, sau đó đặt ở nơi lạnh nhất trong nhà và tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

Meo Ra Dong Tu Lanh 3

Bước 3: Dỡ các ngăn kéo, khay đá

Dỡ và đặt các ngăn kéo, khay đá,… qua một bên để làm vệ sinh. Nếu chúng bị mắc kẹt trong tuyết, bạn không cần phải cố giật ra để tránh làm gãy hỏng những món đồ này.

Meo Ra Dong Tu Lanh 4

Bước 4: Tìm ống thoát nước và ngăn nước đọng

Một số ngăn đông có lỗ thoát nước dưới đáy và được nối vào ống, ống này thường thò ra bên dưới ngăn đông. Bạn hãy tìm thử xem có xác định được vị trí của ống này không. Nếu tìm được, bạn hãy kéo nó ra phía trước và gắn vào một ống dài hơn hoặc một đường dẫn nước chảy ra khỏi ngăn đông.

Lót giấy báo dưới ngăn đông để thấm nước khi đá tan. Giấy báo cũ rất thích hợp cho việc này vì bạn có thể luồn phía dưới ngăn đông và cực kỳ thấm hút. Trải vài chiếc khăn lên trên lớp báo để thấm phần lớn nước.

Meo Ra Dong Tu Lanh 5

Bước 5: Rã đông tủ lạnh

Có nhiều cách khác nhau để xả tuyết ngăn đông, mỗi cách đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, bao gồm:

Chờ cho tuyết tan: Chờ tuyết tan tự nhiên là cách truyền thống để xả tuyết ở ngăn đông. Cách này sẽ mất thời gian, nhất là khi bạn sống ở vùng lạnh, nhưng là cách an toàn nhất.

Dùng máy sấy tóc: Cách này tuyệt đối an toàn nếu bạn thực hiện các quy tắc đảm bảo an toàn cơ bản. Tránh xa vũng nước và giữ cho dây điện của máy sấy tóc cách xa nước hoặc băng tuyết. Không hướng đầu máy sấy tóc quá sát vào giàn ống xoắn hoặc thành tủ để tránh làm hỏng các bộ phận này, sức nóng cũng có thể làm hư hại các bộ phận bằng nhựa trong tủ.

Dùng cây vét bột: Dùng cây vét bột và làm nóng bằng cách hơ trên lửa. Có lẽ bạn cần đeo găng tay làm bếp khi thực hiện việc này. Sau đó bạn chỉ cần ép cây vét bột vào tảng băng để làm tan băng.

Dùng quạt: Quạt máy thông thường có thể giúp không khí ấm thổi vào ngăn đông, nhưng điều này chỉ có tác dụng khi không khí trong nhà đủ ấm.

Dùng vải nóng: Bạn có thể dùng giẻ nhúng nước thật nóng để làm bong một vài tảng băng. Tập trung vào những khối băng nhỏ ở ngoài rìa, vừa giữ vừa chà vào tảng băng để gỡ ra.

Đặt các bát nước hoặc xoong nước nóng lên các kệ trong ngăn đông: Đặt vài bát hoặc xoong nước sôi lên kệ trong ngăn đông và đóng cửa tủ lại. Hơi nước sẽ làm đá long ra, và bạn có thể gỡ những tảng băng ra bằng tay sau khoảng 20 phút nếu tủ được xả tuyết thường xuyên. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây hại cho các kệ trong ngăn đông, bạn nên lót một chiếc khăn gấp thành nhiều lớp dày bên dưới đáy xoong đặt trên kệ.

Meo Ra Dong Tu Lanh 6

Bước 6: Gỡ các tảng băng ra

Bạn có thể đẩy nhanh thời gian xả tuyết bằng cách dùng tay, khăn hoặc cây vét bột gỡ các tảng băng ra khi chúng bắt đầu tan. Không dùng vật nhọn như dùi hoặc mũi dao để cậy các tảng băng, chúng có thể khiến tủ bị hư hại, thậm chí bị rò rỉ gas.

Meo Ra Dong Tu Lanh 8

Bước 7: Lau khô nước

Dùng khăn lau nước và bỏ vào xô hoặc bồn rửa để hạn chế nước chảy rò rỉ khắp nhà.

Meo Ra Dong Tu Lanh 9

Bước 8: Làm sạch tủ

Bạn có thể nhân tiện làm vệ sinh tủ lạnh nếu gần đây chưa làm.

Meo Ra Dong Tu Lanh 10

Bước 9: Làm khô ngăn đông trước khi bật lại

Bạn nên dùng máy sấy tóc hoặc khăn để làm khô ngăn đông hết mức có thể trước khi bật lại. Điều này sẽ ngăn ngừa tình trạng nhanh chóng đóng tuyết trở lại.

Meo Ra Dong Tu Lanh 11

Bước 10: Kiểm tra miếng đệm cửa tủ

Bạn hãy nhân dịp này kiểm tra miếng đệm cửa tủ lạnh. Miếng đệm kém hiệu quả thường dẫn đến tình trạng đóng tuyết nghiêm trọng. Bạn có thể thoa dầu vào miếng đệm cao su của cánh cửa tủ lạnh và ngăn đông, đảm bảo mọi đường rãnh đều được phủ một lớp dầu.

Lớp dầu sẽ giúp miếng đệm cao su khỏi bị khô trong nhiều năm tới và giữ được sức hút mạnh khi đóng cửa tủ. Bạn nên sử dụng loại dầu đặc như dầu ô liu để tránh bị chảy nhiều.

Meo Ra Dong Tu Lanh 12

Lưu ý:

Luôn luôn tắt nguồn điện trước khi vệ sinh xả đông đá trong tủ.

Có thể đặt một cái quạt hướng vào tủ để giúp cho quá trình lưu thông không khí bên trong và ngoài tủ diễn ra được nhanh hơn.

Nên thoa một ít soda bên trong tủ để khử bớt mùi hôi của tủ.

Bạn có thể sử dụng một ít dầu thực vật và chà xát lên toàn bộ bề mặt bên trong tủ lạnh. Điều này làm cho quá trình đóng tuyết của tủ bị chậm lại hoặc thậm chí tủ sẽ ngừng đóng tuyết.

Những mẹo hay giúp tủ lạnh nhà bạn hạn chế đóng tuyết

Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp: Không nên cài đặt nhiệt độ quá lạnh, hoặc quá yếu sẽ làm ảnh hưởng đến việc bảo quản thực phẩm cũng như xuất hiện tình trạng đóng tuyết. Cài đặt nhiệt độ ngăn mát từ 3 – 5 độ C, ngăn đông khoảng -18 độ C.

Vệ sinh, xả đá tủ lạnh thường xuyên: Vệ sinh, xả đá tủ lạnh thường xuyên giúp cho luồng khí lạnh lưu thông đều khắp bên trong tủ và thực phẩm bảo quản được tốt hơn.

Bảo trì tủ lạnh theo định kì: Việc bảo trì tủ lạnh theo định kì 3 – 4 tháng/1 lần sẽ giúp cho hệ thống làm lạnh của tủ được hoạt động bình thường.

Meo Ra Dong Tu Lanh 13

Sử dụng tủ lạnh không đóng tuyết: Khi sử dụng chiếc tủ lạnh không đóng tuyết trước hết bạn phải nhận thấy được rằng mình sẽ sử dụng được hoàn toàn 100% không gian dự trữ thực phẩm, giúp bảo quản thực phẩm tốt hơn. Bên cạnh đó, người dùng còn không cần quá lo lắng về việc tốn thời gian vệ sinh xả đông mệt mỏi và phức tạp.

Thông qua bài viết này của Hitachi Center Hà Nội mong rằng sẽ giúp được các bạn có thêm chút kinh nghiệm khi sử dụng tủ đông, tủ lạnh mini có thể tự xả tuyết tủ lạnh nhà mình đúng kỹ thuật mà không sợ gặp sựu cố. Bạn nhớ làm theo hướng dẫn video của chúng tôi nhé.

Lời kết

Trân thành cảm ơn quý khách hàng đã đồng hành cùng Hitachi trong nhiều năm qua!

Cách nhanh nhất, vui lòng liên hệ trực tiếp với tư vấn viên qua một trong các kênh sau:

Tổng đài: 024.6686.0999 –  0981.828.661

Cơ sở 1 : 9 Đào Duy Anh – Quận Đống Đa – Hà Nội
Cơ sở 3 : 135 Trần Phú – Hà Đông – Hà Nội
Cơ sở 4 : 27 Lê Văn Lương – Thanh Xuân – Hà Nội
Cơ sở 5 : 56 Rạng Đông – Hà Đông – Hà Nội

Cơ sở 6 : Tòa nhà Trico – 548 Nguyễn Văn Cừ- Long Biên – Hà Nội

Cở sở 7 : Uy Nỗ – Đông Anh – Hà Nội

Cở sở 8 : TRẠM BẢO HÀNH HITACHI KHU VỰC MIỀN TRUNG Đà nẵng . Số 66 đường 2/9 quận thanh khê . Đà nẵng

Cở sở 9 : TRẠM BẢO HÀNH HITACHI KHU VỰC MIỀN BẮC Hải phòng . 120 tô

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tổng Đài Hitachi